Phong cách Kiến trúc Georgian

Nếu kiến trúc kiểu thuộc địa có tên bắt nguồn từ những ngôi nhà được xây dựng bởi thực dân, vậy nguồn gốc của thuật ngữ phong cách kiến trúc Georgian là gì? Georgian đề cập đến phong cách phổ biến trong thời đại của bốn vị quốc vương Anh: George I, George II, George III (Những người đứng đầu vương quốc trong Chiến tranh cách mạng Hoa Kỳ), và George IV. Họ cai trị từ năm 1714 đến 1830.

Xem thêm:

Phong cách Kiến trúc Georgian

Phong-cach-kien-truc-Georgian-01

Werner Straube

Kiến trúc Anh trong thời kỳ này được lấy cảm hứng từ chủ nghĩa cổ điển của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Niềm đam mê với các khái niệm như hình học và tỷ lệ đã dẫn đến khao khát áp dụng tính đối xứng trong thiết kế kiến trúc, khao khát này đã lan truyền đến tận New York thông qua những cuốn sách hướng dẫn về kiến trúc.

Phong cách Georgian ngày nay

Phong-cach-kien-truc-Georgian-02

Greg Scheidemann

Tại Mỹ, niềm đam mê ban đầu với kiến trúc phong cách Georgian kéo dài cho đến khoảng năm 1780. Sự hồi sinh của kiến trúc Georgian du nhập vào Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và duy trì sự phổ biến đến những năm 1950. Những phiên bản trước đó đã được xây dựng và chi tiết hóa, những phiên bản sau này - được xây dựng để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở lớn hơn - có xu hướng hiện đại hơn. Ngày nay, các kiến trúc sư và nhà xây dựng tiếp tục được tạo cảm hứng bởi kiến trúc Georgian, sử dụng những tỷ lệ tinh tế và những chi tiết cổ điển của nó như một điểm khởi đầu cho kế hoạch xây cất ngôi nhà phù hợp với phong cách sống ngày nay.

Thời kì đầu Georgian: Phẩm chất thô sơ

Phong-cach-kien-truc-Georgian-03

Werner Straube

Lịch sử kiến trúc phong cách Georgian được chia thành ba giai đoạn: Đầu - Giữa - Cuối Georgian.

Những ngôi nhà thuộc kiến trúc đầu Georgian thường ở dạng hình hộp chữ nhật có một hoặc hai tầng, hai phòng sâu, với cửa sổ bố trí theo quy tắc đối xứng nghiêm ngặt. Các cửa ra vào có cửa sổ được đặt trên đỉnh một bậc thang dốc, với một thanh chắn gỗ đơn giản ở trên. Hầu hết các ngôi nhà Georgian ở New England đều có khung, nhưng ở một số nơi khác ở Mỹ thì chúng lại được xây bằng gạch hoặc đôi khi là đá.

Thời kì giữa Georgian: Tinh tế và mang tính thời đại

Phong-cach-kien-truc-Georgian-04

Erik Johnson

Những ngôi nhà xây dựng vào thời kỳ Giữa Georgian thường cao hai hoặc ba tầng, với tỷ lệ tinh tế hơn những phiên bản thời kỳ trước. Những khung gỗ được loại bỏ và thay bằng các cột trụ bao quanh lối vào. Những ngôi nhà được xậy bằng gạch, gỗ và đôi khi cả đá. Cửa sổ Palladian, của sổ hình elip và cửa sổ đỉnh tròn được đưa vào sử dụng.

Hình ảnh: Ngôi nhà theo phong cách Georgian được xây bằng gạch tại miền Nam nước Mỹ này bố trí các ống khói giúp tản nhiệt. Mái vòm trung tâm kết hợp với cửa sổ Palladian.

Thời kì cuối Georgian: Trang trí thanh lịch

Phong-cach-kien-truc-Georgian-05

Gordon Beall

Kiến trúc Cuối Georgian (thỉnh thoảng được gọi là phong cách Federal) thậm chí còn khoác lên mình những chi tiết trang trí hào nhoáng hơn. Điển hình, trong ngôi nhà này, mái đua được tôn tạo bằng đường gờ răng cưa, các cửa sổ được gắn các lanh tô đá đỉnh vòm, các cấp được chia cắt bằng các đường băng, và cửa trước được đánh dấu bằng một bộ khung tinh xảo được hỗ trợ bởi các trụ ốp tường trang trí.

Xem một số ảnh duới để hiểu hơn về các chi tiết ngoại thất phong cách Georgian.

Mái dốc hai bên

Phong-cach-kien-truc-Georgian-06

Không giống như số ít ngôi nhà kiểu thuộc địa thời kỳ đầu còn sót lại đến ngày nay, nhiều ngôi nhà phong cách Georgian ban đầu vẫn tồn tại. Trong số đó, khoảng 40% có kiểu mái dốc hai bên (giống như ngôi nhà Georgian hiện tại trong bức ảnh).

Kiến trúc sư: Ken Tate

Mái tầng

Phong-cach-kien-truc-Georgian-07

David Brown

Có khoảng ¼ những ngôi nhà phong cách Georgian Phục hưng ngày nay có kiểu mái tầng. Mái tầng là kiểu mái mà mỗi mặt có 2 tầng độ dốc khác nhau, tầng thấp hơn sẽ có độ dốc lớn hơn tầng bên trên. Mái tầng có thể hoặc không có gờ ở chân mái. Mái tầng không có đỉnh tam giác thường được biết đến với tên gọi mái Mansard.

Hình ảnh: Mái tầng của ngôi nhà phong cách Georgian có 5 cửa số trên mái để mang lại nhiều ánh sáng cho tầng áp mái.

Mái hình tháp

Phong-cach-kien-truc-Georgian-09

Brie Williams

¼ khác trong số những ngôi nhà kiểu Georgian Phục hưng lại có kiểu mái hình tháp, tức là mái dốc xuống về phía các bức tường ở mỗi bên của ngôi nhà, và không có đỉnh tam giác.

Thiết kế vườn: Ben Lenhardt

Đỉnh mái ở trung tâm

Phong-cach-kien-truc-Georgian-09

Jeff McNamara

10% còn lại của những ngôi nhà Georgian có kiểu mái với đỉnh mái tam giác ở chính diện ngôi nhà.

Công trình bằng gạch tinh tế

Phong-cach-kien-truc-Georgian-10

Werner Straube

Nhiều dinh thự thời kỳ cuối Georgian tự hào về công trình bằng gạch tinh tế với các khe vữa trắng rộng. Một trong số những họa tiết bằng gạch thú vị hơn đó là kiểu Fla-măng. Sự sắp xếp này thay thế cho các mặt ngắn (hoặc "phần đầu") của những viên gạch bằng các cạnh dài, như được thể hiện ở ngôi nhà trong ảnh của Georgia này được xây dựng năm 1936 ở Los Angeles.

Hình ảnh: Được xây dựng cho nhà sáng lập UCLA, ngôi nhà Georgian này được các chủ sở hữu mới nhất là Kristi và Bill Frack nới rộng ra. Fracks đã hoàn thành thiết kế ngôi nhà làm sao nó trông như vẫn giữ được diện mạo ban đầu. Kristi chia sẻ: "Thiết kế là việc phản ánh bạn là ai, nhưng nó cũng phản ánh bối cảnh. Những ngôi nhà cổ có linh hồn. Bạn phải tìm thấy nó và lắng nghe nó."

Lối vào uy nghi

 

Phong-cach-kien-truc-Georgian-11

Gordon Beall

Cho dù được dựng bằng ván lát hoặc gạch, ngôi nhà theo phong cách Georgian thường có các lối vào chính diện uy nghiêm tạo ra một sự hiện diện dễ nhận thấy từ đường phố. Những cánh cửa bằng gỗ ốp được đặt ở vị trị trung tâm của ngôi nhà và ngay bên trên một khung trang trí, được gọi là bậu cửa và được hỗ trợ bởi các cột trụ. Đôi khi, như trong bức ảnh, bậu cửa được xây tiến về phía trước cùng với các cột trụ để tạo ra một mái hiên.

Hình ảnh: Mái hiên này được trang trí với các đường viền răng cưa - một loại trang trí bằng các khối răng của nhỏ.

Cấu trúc cửa sổ cân bằng

 

Phong-cach-kien-truc-Georgian-12

Alise O’Brien

Các cửa sổ trong một ngôi nhà phong cách Georgian thường được căn chỉnh cả chiều ngang lẫn dọc. (Ngôi nhà trong ảnh, gây chú ý khi thậm chí cả cửa sổ tầng áp mái cũng thẳng hàng với các cửa sổ khác ở phía trước ngôi nhà). Những ví dụ cho phong cách Georgian thời kỳ đầu có cửa sổ trượt đứng hai cánh được xây dựng với nhiều ô kính nhỏ: thường là 9 hoặc 12 ô trong mỗi khung. Bởi vì kính trở nên sẵn có hơn, các cửa sổ dần được thiết kế vớt số ô kính ít nhưng rộng hơn.

Hình ảnh: Ngôi nhà này có cấu trúc cửa sổ chung của phong cách Georgian là “9 trên 9” ở tầng trệt: 9 ô kính ở cả khung trên và dưới của mỗi cửa sổ. Ảnh tiếp theo sẽ cho bạn thấy kiểu 8 cửa sổ trên.

Dinh thự kiểu Georgian tại St. Louis

Phong-cach-kien-truc-Georgian-13

Werner Straube

Kiến trúc ban đầu của nhà ở năm 1922 đã tạo cảm hứng từ quá trình cải tạo nhạy cảm của nó. Nhà thiết kế nội thất Marshall Watson, cho biết: "Rất hiếm khi bạn có vinh dự làm việc với một ngôi nhà với những khung xương đẹp đến như vậy"

Kiến trúc sư ban đầu: Edward F.Nolte

Kiến trúc sư cải tạo: Lauren Strutman

Nhà thiết kế nội thất: Marshall Watsonan

Dinh thự kiểu Georgian Phục hưng tại California

 

Phong-cach-kien-truc-Georgian-14

John Granen

Khi Eric và Erin Fish mua lại ngôi nhà Georgian được xây dựng từ năm 1890 của họ tại quận Marin, California, họ biết rằng ngôi nhà có một bố cục rất bất cập. “Chỉ là nó không được sắp xếp theo cách mà một gia đình hiện đại cần có,” Erin chia sẻ. Vậy nên cặp đôi đã thuê Wendy Posard, một kiến trúc sư kiêm thiết kế nội thất có niềm đam mê với kiến trúc cổ điển, để đưa ngôi nhà về lại với bản lề của nó. Giữ lại nền móng ban đầu của ngôi nhà, Posard đã thiết kế phiên bản phục hồi với diện tích hơn 6.000 ft² tôn vinh kiến trúc của bản gốc.

Kiến trúc sư kiêm thiết kế nội thất: Wendy Posard

Kiến trúc sư cảnh quan: Warren Simmonds

Mái hiên cổ điển

 

Phong-cach-kien-truc-Georgian-15

John Granen

Phong cách Georgian Phục hưng của ngôi nhà được cải tạo này nghiêng về thiết kế cấu trúc ban đầu. Các bức tường bên ngoài được ghép thẳng hàng với các cửa sổ cao, ví dụ, và phòng ăn và phòng khách ở hai bên cầu thang trung tâm. Ở góc nhìn này, cửa ra vào của Pháp nhiều ô kính kiểu Pháp ở phòng ngủ chính mở ra một ban công nhỏ ở ngay trên hiên nhà.

Kiến trúc sư kiêm thiết kế nội thất: Wendy Posard

Kiến trúc sư cảnh quan: Warren Simmonds

Sân ngoài trời

Phong-cach-kien-truc-Georgian-16

John Granen

Một vài hệ thống cửa kiểu Pháp kết nối phòng khách với một sân hiên và một lò sưởi ngoài trời làm bằng đá. Người lớn có thể ngồi trên sân hiên hoặc trong phòng khách xem trẻ con vui đùa trong hồ bơi.

Kiến trúc sư kiêm thiết kế nội thất: Wendy Posard

Kiến trúc sư cảnh quan: Warren Simmonds

Biệt thự nghỉ dưỡng kiểu Georgian tại Michigan

 

Phong-cach-kien-truc-Georgian-17

Werner Straube

Những người chủ nhà là Kappy và Dave Trott tận hưởng một căn nhà bể bơi đã được lặp lại các chi tiết từ nhà kiểu Georgian Phục hưng của họ: ngoại thất bằng gạch, mái hình tháp, và các cột màu trắng cổ điển. "Chúng tôi muốn ngôi nhà này có chút quyến rũ ... theo tinh thần của ngôi nhà chính", kiến trúc sư Victor Saroki nói.

Kiến trúc sư: Victor Saroki

Thiết kế nội thất: Craig Steinhaus

Thiết kế cảnh quan: Matt và Bill Whetstone

Dinh thự kiểu Georgian tại Chicago

 

Phong-cach-kien-truc-Georgian-18

Werner Straube

Suzanne và Dan Kipp không hề có ý định thay đổi ngôi nhà cho đến khi họ trông thấy một ví dụ cổ điển về kiến trúc Georgian ở góc phố, và bị mê hoặc bởi nó. Sự đổi mới của họ đã  khiến cho ngôi nhà giống như một bức tranh về lịch sử kiến trúc, đồng thời làm cho nó phù hợp với cuộc sống gia đình hiện đại. "Thay vì thoát khỏi ngôi nhà này và tất cả các yếu tố cổ điển của nó, chúng tôi mang nó trở lại với cuộc sống," Suzanne nói.

Kiến trúc sư: Elissa Morgante và Fred Wilson

Thiết kế nội thất: Suzanne Kipp

Dinh thự kiểu Georgian tại Atlanta

 

Phong-cach-kien-truc-Georgian-19

Emily Jenkins Followill

Nicole và Neil Metzheiser ngay lập tức phải lòng những tỷ lệ duyên dáng cùng những chi tiết cổ điển của ngôi nhà kiểu Georgian được xây dựng vào năm 1918 này, nhưng họ biết vẫn cần phải một sự đổi mới lớn. Làm việc với kiến trúc sư Tim Adams, cặp đôi này đã cải tạo ngôi nhà thế kỷ cho thêm phần ấm áp và quyến rũ. "Mục tiêu của chúng tôi là duy trì đặc điểm của ngôi nhà cũ", Adams nói, "Vì vậy chúng tôi giữ các cửa kính lượn sóng và tối đa hoá cách nhiệt bằng những cách khác - trong các bức tường và sàn nhà, và làm lại hệ thống HVAC."

Kiến trúc sư ban đầu: Neel Reid

Kiến trúc sư cải tạo: Tim Adams

Thiết kế nội thật: Nicole Metzheiser

Nguồn: http://designs.vn/